Omega-3 trong sữa mẹ và tầm quan trọng đối với sự phát triển toàn diện

Omega-3 trong sữa mẹ và tầm quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

 

Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào những chất dinh dưỡng ổn định và an toàn có trong sữa mẹ. Những chất này chứa tất cả những thứ cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đem lại hàm lượng hoàn hảo để đảm bảo sự phát triển nhanh cả về cơ thể và trí não cho trẻ.

I. VAI TRÒ CỦA SỮA MẸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hàm lượng Omega -3 – một lại acid béo thiết yếu có trong sữa mẹ. Sự thiếu hụt những yếu tố này có thể đem lại những tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Đây là thành phần rất quan trọng để tạo nên màng tế bào mới trong tất cả các tế bào trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh não bộ.

Nếu bổ sung Omega-3 quá ít trong thời gian não bộ phát triển và nhu cầu cần tạo ra những tế bào thần kinh mới, sự phát triển trí tuệ có thể bị chậm lại, dẫn đến IQ thấp, nồng độ Omega -3 trong tế bào máu thấp, kém phát triển thị lực, chậm khả năng phát triển nhận thức. Thậm chí khi bổ sung Omega-3 trong giai đoạn sau này của trẻ, di chứng của sự phát triển chậm trước đó vẫn sẽ còn ảnh hưởng về sau.

Đó là lí do tại sao Omega-3 rất quan trọng cần được đảm bảo để trẻ có được đầy đủ dưỡng chất có trong sữa mẹ trong suốt quá trình cho con bú. Phân tích nồng độ Omega-3 có trong sữa mẹ là cách làm tiên tiến và tin cậy để xác định nồng độ Omega-3, từ đó cho phép các bà mẹ có thể bổ sung Omega-3 thông qua việc sử dụng các sản phẩm bổ sung nếu cần thiết.

II. OMEGA-3 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Omega -3 đóng nhiều vai trò trong sự phát triển của trẻ nhỏ:

1. Hình thành màng tế bào mới

Omega-3 là một viên gạch không thể thiếu xây nên màng tế bào. Trong suốt 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ hấp thu Omega-3 qua sữa mẹ, và hàm lượng đó cần đủ cho việc tạo nên 2 000 000 000 000 (2 ngàn tỷ) tế bào mới

2. Sự phát triển của não bộ và IQ

Đặc biệt các tế bào thần kinh cần rất nhiều Omega-3 để hình thành. Chỉ trong 2 năm đầu đời, các tế bào thần kinh đã được hình thành ở các vùng khác nhau của não bộ (tiểu não, hành khứu giác, vỏ não trước trán, hồi hải mã). Sau 2 tuổi, việc hình thành mới sẽ dừng lại, bất kì sự phát triển nào bị trì hoãn cũng không thể được tiếp tục sau đó. Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ được cho ăn với hàm lượng Omega-3 cao có thể tăng thêm đến 6 điểm IQ.

3. Sự phát triển thị lực

Omega-3 cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác. Nghiên cứu cho thấy, những trẻ có nồng độ Omega-3 trong máu cao hơn sẽ phát triển thị lực tốt hơn những trẻ có nồng độ Omega-3 thấp.

Nguồn: www.genosense.com