Bổ sung DHA từ dầu cá giúp ngăn ngừa bệnh Tâm thần phân liệt

Bổ sung DHA từ dầu cá giúp ngăn ngừa bệnh Tâm thần phân liệt

 

Tâm thần phân liệt là một triệu chứng rối loạn hoạt động não kéo dài suốt đời, ảnh hưởng tới hơn 2,5 triệu người Mỹ độ tuổi trưởng thành mỗi năm. Các triệu chứng của Tâm thần phân liệt thường bùng phát ở tuổi vị thành niên hoặc bắt đầu độ tuổi trưởng thành. Bệnh gây ra các rối loạn về tâm lý làm cho bệnh nhân có suy nghĩ, hành động và nhận thức bất thường.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã chứng minh tác dụng phòng ngừa rất hiệu quả của bổ sung DHA từ dầu cá trên một nhóm người trẻ tuổi có nguy cơ bị tâm thần phân liệt.

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy những ảnh hưởng của dầu cá ở 81 người tham gia trong độ tuổi từ 13 đến 25 tuổi - đây là độ tuổi mà các triệu chứng tâm thần phân liệt bắt đầu xuất hiện. 

Dầu cá có chứa các acid béo Omega-3 (DHA và EPA) và đã được biết đến với tác dụng tích cực của nó đối với sức khỏe não bộ. Số người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Một nhóm can thiệp được bổ sung dầu cá và một nhóm kiểm chứng không được bổ sung dầu cá. Cứ 12 tuần, các nhà nghiên cứu lại tiến hành kiểm tra trên những người tham gia để theo dõi các triệu chứng về tâm thần của họ, nhằm phát hiện những triệu chứng sớm của tâm thần phân liệt. Nghiên cứu này diễn ra trong 7 năm.

Kết quả: Chỉ có 10% những người uống dầu cá có tiến triển tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần liên quan, trong khi đó 40% những người uống giả dược (để đối chứng) tiếp tục phát triển bệnh nặng hơn. Mặc dù đây là nghiên cứu cỡ mẫu nhỏ, nhưng kết quả lại rất đang quan tâm, để từ đó các nhà nghiên cứu sẽ triển khai với mẫu nghiên cứu lớn hơn.

“Đây là một khám phá kinh ngạc, chúng tôi bị bất ngờ vì tác dụng lâu dài ở những người tham gia nghiên cứu vượt cả kết quả ban đầu sau 12 tháng”, phát biểu trên Forbes của G.Paul Amminger, trưởng nhóm nghiên cứu tại đại học Melbourne. “ Có một trường hợp bệnh tâm thần đã được ngăn ngừa hoàn toàn ở nhóm bệnh nhân dùng Omega-3”.

Các nhà nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của họ về một thí nghiệm trước đó họ tiến hành trong năm 2010, họ tiến hành đánh giá tác dụng của Omega-3 đến một nhóm người trẻ tuổi trong hơn 1 năm. Các kết quả đầy hứa hẹn: Chỉ 5% những người trong nhóm đã sử dụng Omega-3  là có phát triển rối loạn tâm thần, so với 27,5% người dùng giả dược đối chứng.

Tâm thần phân liệt gây rối loạn về nhận thức và hành vi


Dầu cá tác động đến các bệnh tâm thần như thế nào ?

Dầu cá chứa rất nhiều một dạng acid béo là DHA. Não bộ chúng ta được cấu tạo từ 60% chất béo, vì vậy não sẽ cần nhiều DHA hơn các mô khác trong cơ thể. Bộ não chúng ta có 100 tỉ tế bào thần kinh có màng tế bào được cấu tạo từ các chất béo, được gọi là myelin, bộ phần này giúp các tế bào truyền tín hiệu với nhau, giúp hấp thu dinh dưỡng và ngăn chặn chất độc vào tế bào. Bằng cách bổ sung DHA, sẽ làm giảm các hoạt động sai lệch của các tế bào thần kinh. 

Cơ thể người không tự sản xuất được Omega-3 DHA, vì vậy bắt buộc phải bổ sung qua chế độ ăn. Nếu không bổ sung đủ DHA, não sẽ bắt đầu sử dụng nguồn chất béo khác để tạo ra màng tế bào. Trong khi đó, nguồn chất béo thứ cấp này có cấu trúc kém linh động hơn hẳn so với DHA. Màng tế bào càng linh động thì não bộ càng hoạt động hiệu quả, vì vậy thiếu DHA sẽ làm não hoạt động kém hiệu quả, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như Tâm thần phân liệt, trầm cảm, hưng cảm, hồi hộp, rối loạn lưỡng cực. 

Có nhiều dạng acid béo Omega-3 khác thường được tìm thấy trong dầu hạt lanh hoặc dầu dừa, cũng đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các acid béo có cấu trúc khác nhau nên không phải acid béo Omega-3 nào cũng có tác dụng lên não bộ như DHA. Để bổ sung đủ lượng DHA cần thiết, bên cạnh chế độ ăn nên có nhiều cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá sardine, cũng có thể uống bổ sung 1000mg dầu cá mỗi ngày.

_______________________________
Nguồn: Amminger GP, Schafer MR, Schlogelhofer M, Mlier CM, and McGorry PD. Longer-term outcome in the prevention of psychotic disorders by the Vienna omega-3 study. Nature Communications. 2015.