Đa số mọi người sử dụng các loại acid béo khác như Omega-6 (trong dầu ăn như dầu hạt cải, dầu hướng dương,...) và hầu hết họ đều có lượng Omega-3 thấp và cần bổ sung Omega-3.
Các loại thực phẩm cung cấp Omega-3 được tin là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do có khả năng chống viêm. Omega-3 cũng cần thiết cho các chức năng thần kinh, duy trì màng tế bào, điều hoà cảm xúc và sản xuất hormone.
Các nghiên cứu cho thấy lượng Omega-6 giảm về gần lượng Omega-3 sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính - đã trở thành bệnh phổ biến ở các nước phương Tây. Ví dụ, các chuyên gia của Trung tâm Genetics, Dinh dưỡng và Sức khoẻ Washington, D.C, phát hiện ra rằng tỷ lệ Omega-6/Omega-3 thấp ở phụ nữ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tỷ lệ 2:1 ức chế sự viêm của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và tỷ lệ 5:1 có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
Những người bị thiếu Omega-3 là do chế độ ăn của họ không có nhiều thức ăn bổ sung Omega-3 như cá, rau biển/tảo, hạt lanh, thịt động vật ăn cỏ. Tuỳ thuộc vào từng người nhưng tỷ lệ lý tưởng của lượng Omega-6: Omega-3 là tương đương hoặc ít nhất ở mức 2:1.
Các nguy cơ mắc bệnh khi bổ sung quá ít Omega-3 (và nhiều Omega-6) là:
1. Các dạng viêm (đôi khi khá nghiêm trọng)
2. Nguy cơ cao bị bệnh tim mạch và cholesterol cao
3. Rối loạn tiêu hoá
4. Dị ứng
5. Viêm khớp
6. Đau khớp và cơ
7. Rối loạn tâm thần như trầm cảm
8. Não kém phát triển
9. Suy giảm nhận thức
Để bổ sung Omega-3 cho cơ thể, chúng ta có thể thêm thực phẩm chứa Omega-3 vào chế độ dinh dưỡng bao gồm cá béo (cá tuyết, cá hồi,...), hạt lanh, hạt óc chó,... hoặc uống các sản phẩm Omega-3 từ dầu gan cá tuyết, dầu cá,...
Theo Dr. Axe - Food is medicine